GIAN LẬN NỘI BỘ (BÀI SỐ 1)

Trong thực tế công tác tôi đã không ít lần được chủ doanh nghiệp tư nhân giao nhiệm vụ đánh giá, phát hiện và ngăn ngừa gian lận trong nội bộ công ty. Loại nhiệm vụ này không có trong lịch làm việc thường kỳ  của ban giám đốc. Phạm vi điều tra không hạn chế bất kì nhân sự nào, kể cả cán bộ quản lý cao cấp như CEO, giám đốc bộ phận.

Gian lận trong nội bộ tổ chức thực sự là vấn đề rất phổ biến trong thực tế. Gian lận trong nội bộ nhân viên gây hậu quả rất nghiêm trọng. Gian lận nội bộ thông thường rất tinh vi, phức tạp, khó phát hiện. Các nhà quản lý mặc dù rất quan tâm nhưng vì nhiều lý do đôi khi không đánh giá hết được hậu quả vô hình và chưa nhìn thấy hết các nguy cơ tiềm ẩn hoặc các vụ việc thực tế đang diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp.

Gian lận trong nội bộ nhân viên là không tránh khỏi, và cũng không bao giờ có thể xoá bỏ được hoàn toàn.

 Bài viết nhằm giúp các chủ doanh nghiệp có thêm kiến thức, kinh nghiệm để kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ gian lận nội bộ ở mức thấp nhất có thể.

Người quản lý muốn phát hiện, ngăn chặn kịp thời nguy cơ gian lận ngoài việc phải khoanh vùng điều tra khả năng gian lận có thể xảy ra ở đâu là cao nhất, xảy ra dưới cách thức nào còn cần phải tìm hiểu đặc điểm kinh doanh hoạt động, môi trường kiểm soát nhằm xác định xem các động cơ có thể dẫn đến gian lận. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.



Cách thức gian lận:
Rất nhiều hoạt động gian lận, phức tạp và tinh vi, nhưng có thể quy về ba cách thức chính:

  • Biển thủ tài sản, hàng hoá, vật tư, tiền bạc, lợi dụng tài sản công cho việc tư.
  • Gian lận báo cáo tài chính báo cáo sai sự thật để có được tiền thưởng, được lên chức
  • Hối lộ, móc ngoặc nhằm kiếm lợi riêng cho cá nhân hoặc một nhóm
Động cơ trực tiếp dẫn đến gian lận có thể là:
  • Do sức ép công việc như chỉ tiêu kế hoạch được giao quá sức, dự đoán có khả năng mất việc trong tương lai, sức ép tài chính cá nhân như nợ nần, gia cảnh, vỡ nợ, cờ bạc,...
  • Cơ hội thuận lợi, điều kiện dễ dàng gian lận
  • Khả năng hợp thức hoá gian lận (nhằm biện minh cho hành vi, xoá bỏ dấu vết)

Hậu quả của gian lận nội bộ nhân viên:

  • Thiệt hại kinh tế do biển thủ gian lận
  • Sói mòn đạo đức nhân viên, dẫn đến xa sút hiệu quả làm việc, thiếu niềm tin vào tổ chức, thái độ nghi kỵ,  không tin tưởng lẫn nhau, giấu diếm, nguỵ tạo thông tin, hình thành các nhóm lợi ích, mâu thuẫn nội bộ dẫn đến suy yếu sức cạnh tranh của tổ chức.
  • Mất uy tín của doanh nghiệp, mất đối tác, mất hợp đồng, mất thị trường
  • Tốn kém nguồn lực ( nhân sự, tiền bạc, thời gian) cho hệ thống giám sát phòng ngừa

Nguyên tắc: Phòng hơn chống. Bí mật bất ngờ trong phát hiện và phòng ngừa gian lận.

Bài sau: Ví dụ điển hình về gian lận trong nộ bộ nhân viên và chiến lược tối thiểu hoá rủi ro gian lận trong nội bộ nhân viên

Hà Nội: Tháng 11 Năm 2012
Nguyễn Sơn Xuyên M.A,CPA (Aust.)
Tư vấn quản lý tài chính

Email: xuyen.nguyenson829@gmail.com
Mobile: 0904811700















1 nhận xét:

  1. Bác xuyên tham gia cả lĩnh vực quản ly nhân sự nữa a. Văn phong rất sâu, dễ hiểu mà lại ngắn gọn.
    Đặng Xuân Lợi

    Trả lờiXóa

Người theo dõi