CỔ HỌC TINH HOA - TRUYỆN GIỮ LẤY NGHỀ



Truyện kể: "Nước Trịnh có người học nghề làm ô (dù), được 3 năm rồi thì đi hành nghề. Trời đại hạn, không ai dùng đến ô, anh bèn chuyển sang học nghề làm gàu tát nước thêm 3 năm nữa. Lúc đó thì trời mưa to, chẳng ai dùng đến gàu, anh đành quay về hành nghề làm ô như trước. Không lâu sau đó, nước có giặc, dân làng đi lính cả, ai cũng phải mặc y phục nhà binh, không cần đến ô dù nữa. Anh bèn chuyển sang học nghề đúc binh khí. Lúc thành thạo thì giặc cũng đã tan. Anh thì già quách rồi"

Lưu Cơ,một trong mười đại mưu lược gia nổi tiếng của Trung Quốc, bình truyện rằng: "Nghề nghiệp thành hay bại dù là lỡ thời cũng không nên đổ cho trời đất mà tất cả do người"

Thực tiễn bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam mấy chục năm qua nhắc nhở chúng ta không nên bỏ ngoài tai những đúc kết của cha ông để lại "Nhất nghệ tinh-nhất thân vinh". Nôm na là một nghề tinh xảo - một đời vinh quang. Làm nghề nào cũng phải nghĩ cách làm cho độc đáo.  Còn có câu tương tự "một nghề làm cho chín thì hơn chín nghề". 

Truyện này ngẫm ra sao nó giống cái mốt làm kinh tế VAC một thời của các bác nông dân hay phong trào đầu tư đa ngành của các đại gia Việt quá.

Có thật là " nhàn như làm quan "

Không giống cha mẹ năm xưa, thế hệ 8X, 9X bây giờ rất năng động, sáng tạo, tự lập sớm và suy nghĩ thiết thực hơn các bậc tiền bối, đa số 8/9X mong muốn tìm một chân trong cơ quan nhà nước vì " nhàn như làm quan " là câu nói cửa miệng của xã hội bây giờ.
Nhưng tôi cũng được nghe nói nhiều về những người làm việc trong khối công quyền dù rất nhiều tiền nhưng cũng có những nỗi khổ riêng.

Dụng nhân như dụng mộc

Mọi người hay nghe câu "dụng nhân như dụng mộc". Tôi nghĩ khoa học quản lý nhân sự hiện đại của phương Tây đã được cha ông mình đúc kết từ lâu rồi. Chỉ có hai câu thôi nhưng ý nghĩa bao trùm của nó có thể thay thế cho cả quyển giáo trình dày cộp của chương trình MBA. Có lẽ vậy một trong những nghề hot ở Việt Nam 10 năm trở lại đây là dịch vụ săn đầu người (headhunter). Nhưng tôi biết thị trường cũng không có nhiều "đầu to " để kinh doanh nên những người làm dịch vụ này có lúc phải cạnh tranh gay gắt, móc lẫn của nhau từ chỗ nọ, bán qua chỗ kia. Tuy nhiên, từ khi đầu tư nước ngoài giảm thì cái dịch vụ này suy theo. Mấy cái văn phòng trước đây ở downtown thì bây giờ cũng thấy rút hết về nhà riêng trong ngõ nhỏ phố nhỏ hết rồi! Có thể hiểu là doanh nghiệp nước ngoài họ cần "đầu to" hơn là doanh nghiệp Việt!

Một số quan niệm cần xem lại

Tôi nhận thấy cha mẹ học sinh hay bản thân sinh viên khi chọn nghề kế toán đa phần vì nghĩ kê toán là một nghề có nhiều cơ hội việc làm. 

Học khó nhưng dễ làm?
Nhiều phụ huynh chia sẻ với tôi là họ muốn con chọn nghề kế toán là vì thấy làm nghề kế toán là khó học nhưng dễ làm. Tương lai công việc nhập liệu, kiểm kê cũng sẽ được thay thế bởi công nghệ cao như công nghệ tự động quét ảnh, tự động nhập liệu.

Vậy công việc của một cử nhận kế toán sẽ chủ yếu là liên quan đến công việc sáng tạo mà phần mềm máy tính không làm được như dự báo kinh doanh, cung cấp các phân tích chiến lược cho việc phát triển lựa chọn sản phẩm mới, thị trường mới,...

Kế toán là một nghề ít va chạm?
Đa số các bác phụ huynh cho rằng kế toán là một nghề ít va chạm. Nên đứa nào tính tình hiền lành, cần cù dễ bảo thì cho học kế toán là phù hợp! Gần 20 năm trong nghề, tôi thấy việc khó nhất không phải là sản xuất các số liệu "rác" mà là việc lựa chọn khẩu vị. Tốt với nhóm này thì lại là xấu với nhóm kia. Chả khác gì mấy cái quán lẩu nấm nổi tiếng ở Hà Nội phải sử dụng nồi có hai ngăn để chiều các thực khách không ăn được cay!

Vì quan niệm đơn giản về nghề kế toán như vậy nên một số bạn sinh viên có đầu óc thông minh sáng tạo không thích chọn nghề kế toán tài chính. Đây là một tổn thất rất lớn cho xã hội. Kế toán là một nghề được nể trọng như nghề luật sư, bác sỹ trong xã hội phương Tây

Có một thực tế đau lòng hiện nay là kế toán trưởng có tay nghề, có năng lực vài ba năm lại phải tìm cách nhảy việc vì sợ thanh tra thuế do chạy hai sổ...

Ngày Kế toán Quốc tế 10/11

Người được coi là cha đẻ của kế toán là nhà toán học người Ý tên là Luca Pacioli, đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về kỹ thuật ghi sổ kép (double entry accounting) vào ngày 10/11/1494.

Quốc tế kỷ niệm ngày kế toán vào ngày 10 tháng 11 hàng năm. Kế toán là một trong số những ngành nghề có vai trò quan trọng trong xã hội.

Người làm nghề kế toán mà thiếu chuyên nghiệp hoặc không giữ được đạo đức nghề nghiệp thì sẽ có tác động rất xấu đến sự phát triển của xã hội, tôi thiết nghĩ  Việt Nam cũng nên có ngày kế toán giống như nhiều nước trên thế giới đã làm.







2 nhận xét:

  1. Một bài viết quá hay bác ơi,cháu thấy yêu nghề hơn nhiều sau khi đọc bài viết của bác.
    Nguyễn Hoàng Linh
    Auditor, E&Y

    Trả lờiXóa
  2. Càng đọc càng thấy thấm ...

    Trả lờiXóa

Người theo dõi