Duy trì hai bộ sổ kế toán:Thách thức lớn của kế toán mới ra trường

Bài viết nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2012

Mặc dù, ai cũng biết duy trì hai bộ sổ kế toán là vi phạm Luật Kế Toán, nhưng đây là thực trạng phổ biến của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

Vì nhiều nguyên nhân, nhưng một phần do thiếu lợi thế cạnh tranh về nguồn vốn, quy mô, chất lượng, giá cả so với các công ty lớn, các công ty vừa và nhỏ sử dụng trốn thuế như là một trong những vũ khí cạnh trạnh để tồn tại và tích lũy để phát triển. Thực trạng này được các cán bộ thanh tra thuế ngầm ủng hộ nhằm mục đích các nhân.

 Duy trì hai bộ sổ là một thách thức lớn đối với kế toán viên mới vào nghề. 
Chủ doanh nghiệp yêu cầu kế toán duy hai bộ sổ: sổ quản trị nội bộ, sổ thuế là nhằm trốn thuế.
Đây là một vấn đề hết sức khó khăn cho những người hành nghề kế toán: có chấp nhận yêu cầu của chủ không? nếu không chấp nhận thì sẽ bị mất việc, nếu chấp nhận thì có rủi ro pháp lý.

Làm hai sổ như thế nào?
Không có trường lớp chính thức nào cho phép dạy kỹ thuật chạy hai sổ. Tất cả do trường đời mà có:
  • Do làm lâu năm rồi tự đúc rút kinh nghiệm
  • Học hỏi qua đồng nghiệp, bạn bè
  • Bạn sẽ tiến bộ vượt bậc qua các kỳ thanh quyết toán thuế! dần dần bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc trả lời các câu hỏi lục vấn của các cán bộ thanh tra.
Hậu quả với doanh nghiệp: 
  • Có thể bị phát hiện với số tiền phạt và truy thu lớn trong tương lai, dẫn đến tình trạng lãi giả ( khi chưa bị phát hiện), lỗ thật (sau khi bị phát hiện bị truy thu và phạt chậm nộp thuế), bị truy tố theo luật.
  • Việc trốn thuế thường tạo ra văn hóa không tuân thủ các chính sách, thủ tục quản lý, tạo văn hóa không minh bạch trong nội bộ công ty, dẫn đến các hành vi gian lận trong nội bộ của các cán bộ quản lý cao cấp gây thiệt hại cho chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư.
  • Đề cao lợi ích ngắn hạn, lợi ích cá nhân, không chia sẻ với đồng nghiệp các thông tin, kinh nghiệm làm việc, thái độ nghi kỵ, cảnh giác, e sợ bị tố giác,  không hỗ trợ trong công việc, v.v...
  • Không có uy tín đối với các nhà đầu tư và các đối tác: ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng do bị đánh giá mức tín nhiệm thấp do rủi ro pháp lý cao.
  • Khó khăn trong việc huy động vốn xã hội thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng do mâu thuẫn số liệu khi giữa các báo cáo quản trị nội bộ và báo cáo kê khai, thanh quyết toán thuế.
  • Khó khăn trong tổ chức nhân sự do nhân sự kế toán thường xuyên bỏ việc để thoát khỏi tình huống khi đánh giá rủi ro nguy cơ bị phát hiện cao
  • Khó khăn trong tuyển dụng nhân sự kế toán giỏi về quản trị, chuyên môn cao
  • Mời các bạn xem thêm bài viết của tác giả Trần Thủy trên http://vef.vn) dưới đây về ý kiến của một số chuyên gia về hậu quả của thực tế của việc chạy hai bộ sổ của doanh nghiệp Viêt Nam.
Hậu quả với kế toán viên:
  • Người mới vào nghề dễ dàng chấp nhận yêu cầu này của chủ, ngoài việc mong muốn có việc làm thì còn do chưa hình dung hết được hậu quả của việc mình làm! 
  • Người làm lâu năm trong nghề thì thường xuyên phải tìm cách thoát khỏi hậu quả bằng cách thường xuyên thay đổi công việc.
  • Tâm lý bất an do lo sợ bị phát hiện
  • Áp lực công việc do phải làm khối lượng sổ sách gấp đôi, đối phó, mâu thuẫn số liệu giữa các báo cáo, áp lực thường xuyên làm thêm giờ, không nghỉ lễ, nếu không cân bằng tốt có thể ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình
  • Các hậu quả của việc vi phạm pháp luật
  • Các hậu quả của việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp: bị rút phép hành nghề nếu hiệp hội nghề có thông tin vi phạm của hội viên.
Lời khuyên cho các bạn sinh viên mới ra trường:
Ai cũng biết nguyên tắc của thị trường là: khách hàng luôn đúng và tuy nhiên thị trường có nhiều phân đoạn khách hàng với  nhu cầu khác nhau, bạn chọn ai là khách hàng của mình?
Tôi có vài điều chia sẻ với các bạn trẻ:
  •  Nếu bạn đã xác định mình sẽ là một người làm nghề kế toán chuyên nghiệp, bạn hãy xác định cho mình điều gì là giá trị thực sự đối với bạn?
  •  Bạn chú trọng vào đầu tư cho  nghề nghiệp lâu dài hay bạn chú trọng kiếm tiền nhanh ngay trước mắt? xác định điểm cân bằng giữa đầu cơ và đầu tư là việc không dễ , nhưng ai cũng phải làm!
  • Sau đó bạn hãy xác định phân đoạn khách hàng của bạn là ai? họ cần gì thì bạn đầu tư cho những kỹ năng, dịch vụ mà họ cần
  • Đây là quyết định riêng của các bạn. Tuy nhiên, cũng như kinh doanh trước khi làm điều gì thì hãy đánh giá mức độ rủi ro mà mình có thể chịu được rồi hãy làm
Tôi tin là với sự thông minh của các bạn trẻ, các bạn sẽ tìm được cho mình con đường đi riêng phù hợp với mình để đạt được mục tiêu của riêng mình.

Chúc bạn thành công với nhưng ước mơ và mục đích của mình

Nguyễn Sơn Xuyên M.A, ASA
Tư vấn quản lý

Mong nhận được sự phản hồi góp ý của tất cả các bạn, email: xuyen.nguyenson829@gmail.com
(Nguồn: http://vef.vn)
...........Bên cạnh đó, DN Việt Nam cũng đang bị "mất điểm" trong con mắt khách hàng và nhà đầu tư do thiếu minh bạch. Biểu hiện rõ ràng nhất là việc sử dụng 2 sổ kế toán tồn tại phổ biến trong các DN Việt Nam. Không ít các doanh nghiệp đã tiết lộ, khi cài phần mềm kế toán, thường yêu cầu cài thêm vào 1 máy khác để chạy phần kế toán nội bộ.
Thậm chí, theo ông Phạm Hồng Hải: "nhiều DN vẫn duy trì chế độ 2 sổ sách, một báo lỗ với cơ quan thuế để tránh nộp thuế, còn một báo lãi trong nội bộ. Điều này rất khó cho ngân hàng để cho vay hỗ trợ DN vì không biết số nào là thực, số nào là giả. Duy trì 2 sổ sách kế toán làm suy giảm lòng tin giữa ngân hàng và DN", ông Hải nói.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, trong thực tế kinh doanh ở Việt Nam, các doanh nghiệp hay sử dụng hai sổ sách, để trốn thuế…Tình trạng này dẫn đến hậu quả khi DN phá sản, nếu đệ đơn lên, tòa sẽ thụ lý và xem xét tất cả các hồ sơ, chứng từ có liên quan và rất có thể một vụ phá sản thuần túy dân sự có thể trở thành một vụ phá sản hình sự.
Vì vậy, nhiều doanh nhân rất e ngại khi phải đệ đơn xin phá sản thay vì được luật pháp bảo hộ, họ có thể dễ dàng bị truy cứu hình sự. Kết quả là trong nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại và hoạt động không ít những "xác chết biết đi". Đối với những chủ doanh nghiệp đã phá sản tiếp tục duy trì một doanh nghiệp không có tương lai là một bi kịch, thậm chí, có thể là một thảm kịch về tinh thần, tài chính.


Chúc các bạn thành công!

Nguyễn Sơn Xuyên M.A,CPA (Aust.)
Tư vấn quản lý tài chính

Email: xuyen.nguyenson829@gmail.com
Mobile: 0904811700





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Người theo dõi